Nhận định tình hình hạch toán thuế dành cho doanh nghiệp chế xuất tại Việt Nam
Danh mục: Tin tức thời sự ngành
Ngày đăng: 10:39:12 18-10-2018 | 1223 lượt xemNhận định tình hình hạch toán thuế dành cho doanh nghiệp chế xuất tại Việt Nam
Ngày nay, việc kinh doanh thương mại đa quốc gia tại Việt Nam trở nên dễ dàng hơn rất nhiều, ngày càng phát triển theo hướng xuất nhập khẩu hàng hóa ra thế giới. Phần lớn trong số đó tại Việt Nam là giao thương hàng hóa với Trung Quốc cùng các quốc gia trong khu vực mậu dịch tự do ASEAN, nhờ vào sản xuất xuất khẩu hàng hóa đem về tổng lượng kim ngạch lên tới hơn 170 tỷ đô la Mỹ trong năm 2017. Chính phủ dự kiến doanh thu của ngành xuất khẩu sẽ là một trong những động lực chính cho tăng trưởng kinh tế trong năm 2017 và đang nhắm mục tiêu tăng giá trị xuất khẩu 6,7 phần trăm trong năm nay.Sự ra đời của các khu chế xuất (EPZs), với chính sách thương mại miễn thuế và giá thành lao động rẻ khiến Việt Nam trở thành một “thiên đường” lý tưởng cho các doanh nghiệp chế xuất (EPE). Dựa vào chính sách nàh nước, các doanh nghiệp này được hưởng những chính sách đặc biệt về thuế, vậy hãy cùng Dương Minh Logistics tìm hiểu sau đây nhé:
Thuế dành cho doanh nghiệp chế xuất (EPE)
Những doanh nghiệp chế xuất (EPEs) phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp chuẩn (20 phần trăm, kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2016). Thuế này cũng được áp dụng cho thu nhập nước ngoài. Tuy nhiên, khoản thuế tương tự được trả ở nước ngoài được khấu trừ từ Thuế thu nhập doanh nghiệp Việt Nam.Như đã đề cập, những doanh nghiệp chế xuất (EPEs) có những đặc thù riêng về thuế nhập khẩu và xuất khẩu. Có thể hiểu đơn giản hơn đó là, trong giao dịch với các đơn vị nước ngoài hoặc các EPE khác, họ không phải trả bất kỳ thuế xuất khẩu nhập khẩu nào (thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu). Tuy nhiên, trong trường hợp EPE mua hàng từ các công ty nội địa trong nước thì hàng hóa đó phải chịu thuế xuất khẩu. Nhưng theo luật pháp Việt Nam, các bên xuất khẩu tại Việt Nam chịu trách nhiệm về thuế xuất khẩu. Ngoài ra, nếu một EPE mua hàng hóa và dịch vụ được sử dụng ngoài KCX, họ vẫn phải trả thuế GTGT là 10%.
Từ đó, doanh nghiệp chế xuất (EPE) phải chịu kiểm tra hải quan nghiêm ngặt để đảm bảo rằng tất cả các nguyên liệu nhập khẩu được sử dụng một cách hợp pháp trong quá trình sản xuất chế biến hàng hóa để xuất khẩu. Bất kỳ sự chênh lệch nguyên liệu nào, thặng dư hay thiếu hụt giữa sổ kế toán và tờ khai hải quan sẽ phải chịu thuế và đồng thời chịu trách nhiệm giải bày hay chịu phạt; đây là trọng tâm của hạch toán thuế dành cho doanh nghiệp chế xuất tại Việt Nam, đặc biệt là tại thông tư 39 vừa rồi.
Sự chênh lệch thặng dư nguyên vật liệu xảy ra khi số dư nguyên vật liệu trong sổ kế toán cao hơn số liệu trong báo cáo quyết toán hải quan (nghĩa là số lượng nguyên liệu nhập khẩu vượt quá số lượng nguyên vật liệu được sử dụng để sản xuất hàng hóa đi xuất khẩu). Nếu vật liệu dư thừa còn tồn không cần bằng với số vật liệu đã sử dụng và lúc nhập khẩu đồng thời không giả trình được nguyên nhân thì việc bị phạt và tính thuế là không thể tránh khỏi.
Chênh lệch âm có thể hiểu là số dư sổ sách cao hơn những báo cáo hải quan trong sổ kế toán. Điều này dẫn đến trường hợp quen thuộc: “có thể là do nguyên vật liệu được bán cho thị trường Việt Nam”; nếu thật sự như thế, hải quan sẽ tính thuế đúng với số lượng chênh lệch như vậy.
Đánh giá: (4.6 trên 15 bình chọn)